1. Định nghĩa xử lý nước thải sinh hoạt:

- Nước thải sinh hoạt là loại nước được thải ra từ quá trình sử dụng nước hàng ngày như tắm giặt, rửa, vệ sinh… của các hộ gia đình, văn phòng, trường học, bệnh viện….
- Nước thải này thường có nồng độ ô nhiễm cao do chứa các chất độc hại như chất tẩy rửa, thuốc trừ sâu, hóa chất, vi khuẩn, vi sinh vật, Ni tơ, phốt pho, BOD5, …..được thải ra trong quá trình sử dụng sinh hoạt. Các chất này rất độc hại, ảnh hưởng trực tiếp đến sức khỏe của con người đặc biệt là virus, vi khuẩn, giun sán…

2. Phân loại xử lý nước thải sinh hoạt:

- Phân loại nước thải sinh hoạt gồm 2 thành phần:
+ Nước thải ô nhiễm từ được bài tiết do con người từ nhà vệ sinh.
+ Nước thải ô nhiễm do chất thải sinh hoạt.

2.1 Nước thải từ khu vực vệ sinh.

- Nước thải từ khu vệ sinh này có màu, mùi và chứa các thành phần chủ yếu như các chất hữu cơ: phân, nước tiểu, cặn bẩn lơ lửng, tạp chất và các vi rút, vi sinh vật gây bệnh. Các thành phần ô nhiễm như BOD5, COD, Ni tơ, phốt pho chiếm tỷ lệ lớn gây nên hiện tượng phú dưỡng ảnh hưởng tiêu cực đến các hệ sinh thái nước, hồ, tăng mức độ ô nhiễm không khí, ảnh hưởng đến sinh hoạt của các khu dân cư, dân phố…
- Nước thải này được thu gom và phân hủy 1 phần trong bể tự hoại đưa nồng độ các chất hữu cơ về ngưỡng để phù hợp với quá trình xử lý sau đó. Tuy nhiên, để phòng tránh, giảm thiểu mức độ ảnh hưởng của loại nước thải này đến sinh hoạt nên sử dụng men vi sinh môi trường để cho vào bể tự hoại qua bồn cầu để khử mùi hôi, các chất hữu cơ, để nước trong hơn, ít vi khuẩn và không bị tắc nghẽn bồn cầu.

2.2 Nước thải từ chất thải sinh hoạt.

- Nước thải từ khu vực nấu, rửa ở nhà bếp:
Nước thải khu vực này thường thải qua quá trình rửa rau, củ quả, vệ sinh bát đĩa, nồi xoong,.. cho việc nấu nướng nên thường chứa nhiều dầu mỡ, lượng rác, cặn cao và 1 phần chất tẩy rửa. Vì vậy cần tách mỡ trước khi đưa vào hệ thống nước thải bằng cách sử dụng phương pháp hút dầu mỡ trong nước thải hoặc bẫy mỡ để mỡ không bám vào thành cống gây tắc nghẽn, khó thoát nước và bốc mùi hôi.
- Nước thải từ khu vực sử dụng để tắm giặt:
- Nước thải từ khu vực tắm giặt này hầu như chỉ chứa các thành phần hóa chất từ chất tẩy rửa như xà phòng, bột giặt, sữa tắm… Nước thải này cần có phương pháp xử lý riêng, khác biệt so với các loại nước thải trên.

3. Các phương pháp xử lý nước thải sinh hoạt.

- Xử lý nước thải sinh hoạt bằng lý học.
- Xử lý nước thải sinh hoạt bằng hóa học và hóa lý.
- Phương pháp xử lý sinh học.

3.1 Thuyết minh công nghệ xử lý nước thải theo công nghệ màng lọc MBR:

- Bể điều hòa: là nơi tập trung nước thải thành một nguồn duy nhất. Nước thải sẽ được điều hòa về lưu lượng và nồng độ các chất bẩn trước khi qua công đoạn xử lý kế tiếp. Để tránh quá trình phân hủy kỵ khí phát sinh mùi hôi và tạo điều kiện xử lý một số tạp chất hữu cơ dễ phân hủy, bể điều hòa được cấp khí liên tục. Từ bể điều hòa, nước thải tiếp tục được bơm qua bể MBR để thực hiện quá xử lý chính.
- Bể MBR: là công trình đơn vị có lắp đặt các modul màng siêu lọc MBR. Công nghệ lọc nước thải bằng màng MBR là một công nghệ tiên tiến bậc nhất hiện nay, đã và đang được ứng dụng rộng rãi ở nhiều nước trên thế giới.
- Không khí được đưa vào tăng cường bằng máy nén khí qua các hệ thống phân phối khí ở đáy bể, đảm bảo lượng oxi hoà tan trong nước thải >2 mg/l. Như vậy tại đây sẽ diễn ra quá trình phân huỷ hiếu khí triệt để, sản phẩm của quá trình này chủ yếu sẽ là khí CO2, H2O và sinh khối vi sinh vật, các sản phẩm chứa nitơ và lưu huỳnh sẽ được các vi sinh vật hiếu khí chuyển thành dạng NO3- , SO42- và chúng sẽ tiếp tục bị khử nitrate, khử sulfate bởi vi sinh vật.
- Màng MBR được cấu tạo từ vật liệu PDFV, có kích thước mao màng cực nhỏ 0.01 – 0.2 micron nên dễ dàng phân tách giữa pha rắn và pha lỏng, nhờ kích thước rất nhỏ của các khe lọc trên sợi màng nên chỉ có thể cho phân tử nước đi qua và một số chất hưu cơ, vô cơ hòa tan đi qua, ngay cả hệ vi sinh vật bám dính cũng không thể đi qua được do vậy nước sau khi đi qua màng MBR luôn ổn định.
- Để duy trì trạng thái hoạt động tốt của màng và lượng nước thẩm thấu qua màng ở lưu lượng cao, màng MBR được lập trình một chế hoạt động bao gồm 2 chu trình lọc và rửa song song. Chu trình lọc thường hoạt động khoảng 10 phút và chu trình rửa hoạt động khoảng 2-3 phút.
- Nước thải trong bể MBR được thẩm thấu qua màng nhờ áp suất âm của bơm sau đó được dẫn về bể trung gian và thải ra hệ thống thoát nước trung của khu vực, nước thải sau khi qua màng đạt Quy chuẩn QCVN 14:2008/BTNMT,Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về nước thải sinh hoạt.
- Bùn sinh ra trong quá trình xử lý sẽ được thải bỏ về bể chứa bùn. Bể chứa bùn có nhiệm vụ lắng bùn, tách bùn với nước. Bùn sau khi được tách nước sẽ được bơm hút định kỳ để xử lý.

3.2 MBR là công nghệ được lựa chọn hiện nay đề xử lý nước thải sinh hoạt:

- MBR là sự kết hợp của cả phương pháp sinh học và lý học. Mỗi đơn vị MBR được cấu tạo gồm nhiều sợi rỗng liên kết với nhau, mỗi sợi rỗng lại cấu tạo giống như một màng lọc với các lỗ lọc rất nhỏ mà một số vi sinh không có khả năng xuyên qua. Các đơn vị MBR này sẽ liên kết với nhau thành những module lớn hơn và đặt vào các bể xử lý.
- Cơ chế hoạt động của vi sinh vật trong công nghệ MBR cũng tương tự như bể bùn hoạt tính hiếu khí nhưng thay vì tách bùn sinh học bằng công nghệ lắng thì công nghệ MBR lại tách bằng màng. Vì kích thước lỗ màng MBR rất nhỏ (0.01 ~ 0.2 µm) nên bùn sinh học sẽ được giữ lại trong bể, mật độ vi sinh cao và hiệu suất xử lý tăng. Nước sạch sẽ bơm hút sang bể chứa và thoát ra ngoài mà không cần qua bể lắng, lọc và khử trùng. Máy thổi khí ngoài cung cấp khí cho vi sinh hoạt động còn làm nhiệm vụ thổi bung các màng này để hạn chế bị nghẹt màng.
- Quy trình xử lý bể sinh học bằng màng MBR (Membrane Bio Reactor) có thể loại bỏ chất ô nhiễm và vi sinh vật rất triệt để nên hiện nay được xem là công nghệ triển vọng nhất để xử lý nước thải.
- MBR là kỹ thuật mới xử lý nước thải kết hợp quá trình dùng màng với hệ thống bể sinh học thể động bằng quy trình vận hành SBR sục khí 3 ngăn và công nghệ dòng chảy gián đoạn. MBR là sự cải tiến của quy trình xử lý bằng bùn hoạt tính, trong đó việc tách cặn được thực hiện không cần đến bể lắng bậc 2.
- Nhờ sử dụng màng, các thể cặn được giữ lại trong bể lọc, giúp cho nước sau xử lý có thể đưa sang công đoạn tiếp theo hoặc xả bỏ / tái sử dụng được ngay.

3.3 Ưu điểm của hệ thống MBR xử lý nước thải sinh hoạt:

• Điều chỉnh hoạt động sinh học tốt trong quy trình xử lý nước thải.
• Chất lượng đầu ra không còn vi khuẩn và mầm bệnh loại bỏ tất cả vi sinh vật có kích thước cực nhỏ như: Coliform, E-Coli.
• Kích thước của hệ thống xử lý nước thải bằng màng lọc sinh học MBR nhỏ hơn công nghệ truyền thống.
• Hệ thống xử lý nước thải tăng hiệu quả sinh học 10 – 30%.
• Thời gian lưu nước của hệ thống xử lý nước thải ngắn.
• Thời gian lưu bùn trong hệ thống xử lý nước thải dài.
• Bùn hoạt tính tăng 2 đến 3 lần trong hệ thống xử lý nước bằng màng MBR.
• Không cần bể lắng thứ cấp và bể khử trùng, tiết kiệm được diện tích hệ thống xử lý nước thải.
• Dễ dàng kiểm soát quy trình điều khiển tự động của hệ thống.

Vui lòng liên hệ 0965 218 751 Ms Hiền để được tư vấn miễn phí.


 

 

Hotline: 0965.218.751 (Ms Hiền) -Email: hienmt.divaco@gmail.com

 

Xem chi tiết XỬ LÝ NƯỚC THẢI SINH HOẠT tại đây

XỬ LÝ NƯỚC THẢI SINH HOẠT

XỬ LÝ NƯỚC THẢI SINH HOẠT

XỬ LÝ NƯỚC THẢI SINH HOẠT

XỬ LÝ NƯỚC THẢI SINH HOẠT
XỬ LÝ NƯỚC THẢI SINH HOẠT
Click xem Video demo giới thiệu phần mềm

Video hướng dẫn cài đặt