Chưa giảm giá xăng - chưa tăng giá điện
Nguyên nhân giá xăng dầu trong nước chưa giảm do giá xăng dầu thế giới tháng 10 lên xuống bất thường. Ảnh: Hải Nguyễn
Chiều 29.10, Bộ Công Thương tổ chức họp báo thường kỳ tháng 10 do Thứ trưởng Nguyễn Nam Hải chủ trì. Các câu hỏi của báo giới tập trung vào chất lượng xăng dầu nhập khẩu, giá xăng, giá điện, gia cầm và nội tạng nhập lậu, hàng hóa cuối năm...
Theo thống kê trong tháng 10, Bộ Công Thương đã phối hợp với các bộ ngành tìm cách tháo gỡ khó khăn cho các DN, qua đó nhiều DN đã dần ổn định như ngành da giày đã phát triển tốt, lượng tồn kho ít. Tháng 10.2012, kim ngạch XNK ước đạt 9,9 tỉ USD (tăng 4,4% so với tháng trước và 17,4% so với cùng kỳ), tính chung 10 tháng đầu năm, kim ngạch XNK ước đạt trên 93,45 tỉ USD (tăng 18,4%).
Đặc biệt, kiềm chế được nhập siêu, chỉ số sản xuất công nghiệp tăng 5,7% so với cùng kỳ, chỉ số tồn kho có xu hướng giảm dần qua các tháng. Tuy nhiên, một số ngành vẫn ở mức độ cao như: Chế biến, bảo quản thủy sản và sản phẩm từ thủy sản tăng 23,9%, bia tăng 35,2%, vải dệt thoi tăng 33%...
Theo Phó Vụ trưởng Vụ Thị trường trong nước Nguyễn Xuân Chiến, nguyên nhân giá xăng dầu trong nước chưa giảm do giá xăng dầu thế giới tháng 10 lên xuống bất thường. Do vậy, liên bộ Công Thương - Tài chính chưa điều chỉnh mà luôn bám sát giá thế giới, khi có điều kiện sẽ giảm theo NĐ54.
Việc giảm giá luôn được theo dõi sát giá cơ sở đang sử dụng bình ổn giá, việc giảm giá phải đảm bảo lợi ích hài hòa Nhà nước - NTD - DN. Về vấn đề chất lượng xăng dầu nhập khẩu không đảm bảo, bị Bộ KHCN tái xuất, đại diện Bộ Công Thương cho biết, Bộ KHCN đề ra tiêu chuẩn và phương pháp thử chất lượng còn Bộ Công Thương có trách nhiệm kiểm tra hệ thống phân phối và chất lượng hàng hóa trên thị trường, chất lượng xăng dầu khi nhập khẩu vào Việt Nam phải do Bộ KHCN giám sát.
Việc điều chỉnh giá điện, đại diện Bộ Công Thương cho biết, bộ này đã có ý kiến với Tập đoàn Điện lực VN (EVN) là sẽ không điều chỉnh giá điện trong tháng 11.2012.
Để giảm bớt lượng hàng tồn kho, Bộ Công Thương tiếp tục đẩy mạnh vận động người Việt Nam dùng hàng Việt Nam, tăng cường đưa hàng Việt về nông thôn, đồng thời yêu cầu các DN điều chỉnh SXKD, giảm chi phí đầu vào vào giá bán, tăng cường công tác xúc tiến thương mại. Bộ Công Thương vừa ban hành Quyết định 6184/QĐ - BCT phê duyệt “Quy hoạch phát triển mạng lưới siêu thị, trung tâm thương mại cả nước đến năm 2020, tầm nhìn 2030”. Theo đó, dựa vào triển vọng phát triển của thị trường bán lẻ, với tốc độ phát triển hệ thống phân phối hiện đại hiện nay, đến năm 2020, Việt Nam sẽ có từ 1.200 - 1.300 siêu thị các loại, tăng khoảng từ 600 - 700 siêu thị so với thời điểm 2011. Hệ thống trung tâm thương mại vào thời điểm năm 2020 là 180 (tăng thêm 82 so với năm 2011) và 157 trung tâm mua sắm.
Đặc biệt, kiềm chế được nhập siêu, chỉ số sản xuất công nghiệp tăng 5,7% so với cùng kỳ, chỉ số tồn kho có xu hướng giảm dần qua các tháng. Tuy nhiên, một số ngành vẫn ở mức độ cao như: Chế biến, bảo quản thủy sản và sản phẩm từ thủy sản tăng 23,9%, bia tăng 35,2%, vải dệt thoi tăng 33%...
Theo Phó Vụ trưởng Vụ Thị trường trong nước Nguyễn Xuân Chiến, nguyên nhân giá xăng dầu trong nước chưa giảm do giá xăng dầu thế giới tháng 10 lên xuống bất thường. Do vậy, liên bộ Công Thương - Tài chính chưa điều chỉnh mà luôn bám sát giá thế giới, khi có điều kiện sẽ giảm theo NĐ54.
Việc giảm giá luôn được theo dõi sát giá cơ sở đang sử dụng bình ổn giá, việc giảm giá phải đảm bảo lợi ích hài hòa Nhà nước - NTD - DN. Về vấn đề chất lượng xăng dầu nhập khẩu không đảm bảo, bị Bộ KHCN tái xuất, đại diện Bộ Công Thương cho biết, Bộ KHCN đề ra tiêu chuẩn và phương pháp thử chất lượng còn Bộ Công Thương có trách nhiệm kiểm tra hệ thống phân phối và chất lượng hàng hóa trên thị trường, chất lượng xăng dầu khi nhập khẩu vào Việt Nam phải do Bộ KHCN giám sát.
Việc điều chỉnh giá điện, đại diện Bộ Công Thương cho biết, bộ này đã có ý kiến với Tập đoàn Điện lực VN (EVN) là sẽ không điều chỉnh giá điện trong tháng 11.2012.
Để giảm bớt lượng hàng tồn kho, Bộ Công Thương tiếp tục đẩy mạnh vận động người Việt Nam dùng hàng Việt Nam, tăng cường đưa hàng Việt về nông thôn, đồng thời yêu cầu các DN điều chỉnh SXKD, giảm chi phí đầu vào vào giá bán, tăng cường công tác xúc tiến thương mại. Bộ Công Thương vừa ban hành Quyết định 6184/QĐ - BCT phê duyệt “Quy hoạch phát triển mạng lưới siêu thị, trung tâm thương mại cả nước đến năm 2020, tầm nhìn 2030”. Theo đó, dựa vào triển vọng phát triển của thị trường bán lẻ, với tốc độ phát triển hệ thống phân phối hiện đại hiện nay, đến năm 2020, Việt Nam sẽ có từ 1.200 - 1.300 siêu thị các loại, tăng khoảng từ 600 - 700 siêu thị so với thời điểm 2011. Hệ thống trung tâm thương mại vào thời điểm năm 2020 là 180 (tăng thêm 82 so với năm 2011) và 157 trung tâm mua sắm.
Theo: Báo lao động
Tin tức liên quan
Hỗ trợ
Trong quá trình cài đặt hoặc sử dụng gặp vấn đề gì cần hỗ trợ hãy liên hệ (hỗ trợ miễn phí)
- Support:0938.525.991 (Mr.Long)
- Support: 0906.976.709 (Mr.Quốc)
- Support:0931.136.810 (Mr.Trọng)
- Support: 0911.562.204 (Mr.Hải)
- Email: vzsoft2010@gmail.com
© Copyright 2012