1. Bảo vệ phần cứng

Trừ khi ấy đang sử dụng một sản phẩm siêu bền với ổ cứng chống sốc và bộ khung chống va đập hiệu quả, hầu hết laptop phổ thông không nên làm việc ngoài trời. Trên thực tết, các nhà sản xuất điều chế máy tính “nồi đồng cối đá” luôn quan tâm nhất đến “tính mạng” phần cứng bên trong chứ chẳng phải yếu tố thẩm mỹ bên ngoài. May thay, có rất nhiều lựa chọn của bên thứ ba giúp tăng cường “sức khỏe” laptop.

-         Giới chuyên môn khuyên người dùng đừng tiết kiệm khoản trang bị túi chống sốc cho laptop. Bởi vì đây là phương tiện đầu tiên giúp bảo vệ máy tính nếu chẳng may rơi đất, va đập hay ngấm nước. Đồng thời, teen mình nên sắm một chiếc túi cứng cáp với lớp hấp thụ sốc.

-         Miếng dán laptop không chỉ cá nhân hóa cục cưng mà còn góp phần loại bỏ mối nguy từ những trầy xước thông thường.

-         Tấm dán màn hình là một biện pháp tốt đảm bảo những thiệt hại bề mặt cơ bản nhất. Ngoài ra, có những sản phẩm hỗ trợ đọc nội dung tốt hơn nếu màn hình bị lóa ngoài ánh sáng mặt trời.
 
5 Bước đơn giản bảo vệ laptop

-         Tấm silicon dùng cho bàn phím có khả năng ngăn chặn nước thấm trong sinh hoạt thường ngày, giữ cho bàn phím luôn mới và chống bụi bẩn.

-         Thay đổi loại ổ cứng bình thường sang trạng thái rắn SSD, dù có đắt hơn nhưng lại có tốc độ truy cập nhanh hơn, chuyên môn chống sốc và chống va đập.

-         Chưa mấy phổ biến, nút cao su dung cho các cổng kết nối ngăn không để nước xâm nhập bên trong.

2. Nếu mà… “không cánh mà bay”

Biện pháp hữu hiệu nhất để ngăn chặn laptop khỏi bị đánh cắp là sắm ngay một chiếc khóa chống trộm thật chắc chắn. Có rất nhiều mô hình đã xuất hiện trên thị trường và thậm chí một số sản phẩm kết hợp luôn còi báo động hú vang.
 
5 Bước đơn giản bảo vệ laptop

Bên cạnh đấy, đăng ký một dịch vụ phục hồi nhờ phần mềm cài sẵn trong máy tự động gửi lại địa chỉ IP ngay khi laptop vừa mất có truy cập vào internet.

3. Ngăn chặn truy cập trái phép

Điều này khá quan trọng, bởi vì có những thông tin bên trong còn quan trọng hơn cả chiếc laptop.

-         Mã hóa thư mục My Documents: Khi thiết lập tài khoản người dùng mới, Windows luôn khuyên teen mình mã hóa thư mục cá nhân. Làm như vậy sẽ ngăn chặn kẻ xấu bỏ qua mật khẩu đăng nhập bằng cách lấy cắp ổ cứng rồi sử dụng thiết bị bên ngoài đọc dữ liệu từ đấy.

-         Chọn mật khẩu an toàn: Lời khuyên hữu ích là các ấy xài một mật khẩu thật khó nhớ hoặc dễ nhớ nhưng có ý nghĩa riêng đối với chủ nhân laptop.

-         Đầu đọc vân tay: Trường hợp laptop không có cắm biến nhận dạng vân tay, hãy sử dụng thiết bị của bên thứ ba để truy cập máy tính nhanh hơn mà chẳng cần nhớ mật khẩu.

4. Mã hóa dữ liệu

Công đoạn mã hóa các thư mục My Documents sẽ trở nên vô nghĩa nếu như người dùng đặt laptop trong trạng thái đăng nhập rồi dời đi, và ai đó dễ dàng sao chép dữ liệu. Lúc này, các ấy nên nhờ đến phần mềm mã hóa của bên thứ ba để tăng độ an toàn cho thông tin.
 
5 Bước đơn giản bảo vệ laptop

Hiện nay, công cụ Truecrypt rất được ưa thích nhờ khoản miễn phí mà vẫn đa dạng phương thức mã hóa ổ cứng.

5. Chống virut và spyware

Thủ tục đặc biệt cần thiết nhưng ít người dùng nhận ra rằng virut dễ dàng tấn công laptop dù đấy là lần lướt net đầu tiền. Có rất nhiều phần mềm chống virut trên thị trường từ miễn phí đến mất tiền với sự khác biệt chủ yếu trong mức độ hỗ trợ khách hàng và tốc độ cập nhật mới. Trường hợp laptop của ấy không quá thiết yếu, một phiên bản chống virut miễn phí là đủ xài.
 
5 Bước đơn giản bảo vệ laptop

Phần mềm giáp điệp nguy hiểm hơn vì chúng có thể đánh cắp thông tin rồi gửi về máy chủ hacker. Do đó, teen cần tìm đến những chương trình bảo vệ máy tính hữu hiệu nhất.



Đọc thêm tại: http://www.vietgiaitri.com/cong-nghe/san-pham-2-tek/2010/03/5-buoc-don-gian-bao-ve-laptop/#ixzz24LtDjwby

Tin tức liên quan