BILL OF LADING LÀ GÌ?

Bill of Lading ( Hay B/L)- vận đơn là chứng từ quan trọng NHẤT trong vận chuyện hàng hóa.

Một B/L có 3 mục đích hay vai trò:

  1. Bằng chứng của hợp đồng chuyên chở(Evidence of Contract of Carriage)
  2. Biên nhận hàng hóa(Receipt of Goods)
  3. Chứng từ về quyền sở hữu hàng hóa(Document of Title to the goods)

 

  • Bằng chứng của hợp đồng chuyên chở(Evidence of Contract of Carriage)

Nhiều người nghĩ rằng: B/L là hợp đồng giữa người bán hàng(Seller) và người mua hàng(Buyer) hay là hợp đồng chuyên chở giữa hãng vận tải(Carrier/Forwarder Agent) và người gửi hàng(Shipper) nhưng tất cả đều không đúng.

Hợp đồng giữa người bán hàng(Seller) và người mua hàng(Buyer) đã thiết lập khi người mua xác nhận đơn hàng với người bán hàng, cả hai bên đã thỏa thuận các điều khoản, và được thể hiện trong hợp đồng mua bán(Sale Contact).

Còn hợp đồng giữa giữa hãng vận tải(Carrier/Forwarder Agent) và người gửi hàng(Shipper) được thiết lập khi họ gửi yêu cầu booking confirmed đến hãng vận tải xác nhận vận chuyển hàng hóa từ điểm A đến B, thời gian, lượng hàng…

Vận đơn(B/L) chỉ là BẰNG CHỨNG của hợp đồng chuyên chở giữa hãng vận tải(Carrier/Forwarder Agent) và người gửi hàng hay chủ hàng(Shipper or Cargo Owner) để  vận chuyển hàng hóa theo hợp đồng mua bán(Sale Contact) giữa người mua và người bán. B/L chỉ phát sinh sau khi có Sale contact và yêu cầu booking confirmed.

  • Biên nhận hàng hóa(Receipt of Goods)

Một B/L được phát hành bởi hãng vận tải(Carrier/Forwarder Agent) đến người gửi hàng(Shipper) có nghĩa như một biên nhận đã nhận hàng hóa từ người gửi hàng.

  • Chứng từ về quyền sở hữu hàng hóa(Document of Title to the goods)

Điều này có nghĩa là hàng hóa có thể được chuyển giao cho người nắm giữ B/L. Với vài trò này sẽ một số loại B/L phát sinh trong thực tế. Một trong số loại quan trọng là:

Khi một B/L được phát hành các bản gốc(Original) đến một người nhận hàng(named consignee) định sẵn được gọi là “Straight B/L”(Vận đơn đích danh) và một Straight B/L thì không thể chuyển nhượng(NON-NEGOTIABLE hay NON-TRANSFERABLE) và CHỈ CÓ người nhận hàng đó mới nhận được hàng tại nơi đến.

Như vậy một vận đơn(B/L) mà thỏa mãn vài trò 1 và 2, nhưng không thỏa mãn vai trò 3(Document of Title) thì đều là chứng từ không thể chuyển nhượng được.

Khi một B/L được phát hành tới người gửi hàng định sẵn( named consignee) nhưng không có phát hành một bản B/L gốc nào, ta gọi là Express B/L( Hay là Seaway B/L) và loại B/L này cũng là chứng từ không thể chuyển nhượng được.

Khi một B/L phát hành các bản gốc(Original) và gửi đến “TO ORDER”,”TO ORDER OF SHIPPER”, “TO ORDER OF XYZ BANK” thì được gọi là vận đơn theo lệnh “Order B/L or NEGOTIABLE B/L). Loại B/L này liên quan đến phương thức thanh toán của người mua và người bán thông qua Letter of Credits(L/C). Mình sẽ có bài viết về vấn đề này sau.

Trong bài viết này, tác giả muốn làm rõ vai trò của vận đơn(B/L), xác định hai loại B/L thường gặp là vận đơn đích danh và theo lệnh.

Tin tức liên quan