Tổng hợp các loại chứng từ giao nhận hàng hóa
Trong bài này, sẽ tổng hợp lại định nghĩa cũng như công dụng của những loại chứng từ giao nhận hàng hóa phổ biến nhất nhằm mang lại cho các bạn một cái nhìn cụ thể về từng loại giấy tờ đặ biệt này.
- Certificate of Origin (C/O):
Certificate of Origin – giấy chứng nhận xuất xứ: là chứng từ do nhà sản xuất hoặc cơ quan có thẩm quyền (phòng công thương hoặc VCCI) cấp để xác nhận nơi sản xuất hoăc khai thác hàng hóa.
Tại sao lại cần C/O?
- Nếu bạn là chủ hàng nhập khẩu, C/O sẽ là phương tiện để bạn có thể hưởng ưu đãi về thuế quan. Phần này có thể chênh lệch vài % đến vài chục %, khiến số tiền thuế giảm được có thể là khá lớn để bổ sung vào phần lợi nhuận của doanh nghiệp
- Với chủ hàng xuất khẩu, thì việc xin C/O chỉ là theo quy định trong hợp đồng với người mua hàng nước ngoài.
- Còn về mặt quản lý Nhà nước, giấy chứng nhận xuất xứ có một số vai trò liên quan đến chính sách chống phá giá, trợ giá, thống kê thương mại và duy trì hệ thống hạn ngạch…
Các mẫu C/O:
- C/O mẫu A (cấp cho hàng XK đi các nước cho hưởng ưu đãi thuế quan phổ cập GSP)
- C/O mẫu D(các nước trong khối ASEAN)
- C/O mẫu E (ASEAN – Trung Quốc)
- C/O mẫu AK (ASEAN – Hàn Quốc)
- C/O mẫu AJ (ASEAN – Nhật Bản)
- C/O mẫu VJ (Việt nam – Nhật Bản)
- C/O mẫu AI (ASEAN – Ấn Độ)
- C/O mẫu AANZ (ASEAN – Australia – New Zealand)
- C/O mẫu VC (Việt Nam – Chile)
- C/O mẫu S (Việt Nam – Lào; Việt Nam – Campuchia)
2. Giấy chứng nhận chất lượng (C/Q):
Certificate of Quality – giấy chứng nhận chất lượng: Là chứng từ xác nhận của hàng thực giao và chứng minh chất lượng và số lượng hàng hóa phù hợp các điều khoản của hợp đồng. Giấy chứng nhận chất lượng có thể do người cung cấp hàng hoặc cũng có thể do cơ quan kiểm nghiệm hàng xuất nhập khẩu cấp, tùy theo thỏa thuận của 2 bên mua và bán.
Có 2 hình thức đối với việc chứng nhận chất lượng hàng hóa là:
- Chứng nhận tự nguyện:việc chứng nhận chất lượng hàng hóa phù hợp với tiêu chuẩn của nước sản xuất hoặc các tiêu chuẩn quốc tế được thực hiện theo yêu cầu của tổ chức/cá nhân.
- Chứng nhận bắt buộc: việc chứng nhận chất lượng hàng hóa phù hợp với tiêu chuẩn được thực hiện theo yêu cầu của cơ quan quản lý của Nhà nước.
Việc xin C/Q cho sản phẩm, hàng hóa của mình là cần thiết và có lợi cho hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp khi mà nó giúp cho khách hàng có niềm tin vào chất lượng, độ an toàn của sản phẩm, hàng hóa đó. Đối với những ai có nhiệm vụ làm thủ tục Hải quan cho hàng hóa xuất nhập khẩu của công ty mình thì cần nắm được rằng giấy chứng nhận chất lượng hàng hóa CQ không bắt buộc phải có trong Hồ sơ hải quan.
3. Hợp Đồng Ngoại Thương – Sales Contract:
Là sự thỏa thuận của bên mua và bên bán giữa hai nước khác nhau, trong đó quy định bên bán phải cung cấp hàng hóa và chuyển giao các chứng từ có liên quan đến hàng hóa và quyền sở hữu đối với hàng hóa cho bên mua và bên mua phải thanh toán tiền hàng.
Nếu đọc qua một số hợp đồng mẫu, bạn sẽ thấy được những nội dung cơ bản trên hợp đồng thương mại quốc tế. Trong đó, có một số điều khoản quan trọng và bắt buộc (theo Luật thương mại 2005) như:
- Commodity: mô tả hàng hóa
- Quality: phẩm chất hàng
- Quantity: Số lượng, trọng lượng hàng
- Price: đơn giá hàng, kèm theo điều kiện thương mại (vd: FOB cảng xếp)
- Shipment: thời hạn, địa điểm giao hàngPayment: phương thức, thời hạn thanh toán
Bên cạnh đó, để hợp đồng đầy đủ, đảm bảo đáp ứng yêu cầu của các bên, còn có những điều khoản quan trọng khác như:
- Packing & Marking: quy cách đóng gói, và ghi nhãn hiệu hàng hóa
- Warranty: bảo hành hàng hóa (nếu có)
- Force Maejure: bất khả kháng
- Claime: khiếu nại
- Arbitration: trọng tài
- Other conditions: các quy định khác
4. Hóa Đơn Thương Mại – Commercial Invoice:
Là yêu cầu của người bán đòi người mua phải trả số tiền hàng ghi trên hóa đơn.
Công dụng của Commercial Invoice:
- Là trung tâm của bộ chứng từ thanh toán
- Nói lên giá trị của hàng hóa và là bằng chứng của sự mua bán trong việc khai báo hải quan
- Commercial Invoice cung cấp những chi tiết về hàng hóa với hợp đồng và theo dõi thực hiện hợp đồng.
Về cơ bản hóa đơn sẽ gồm những nội dung chính sau:
- Số & ngày lập hóa đơn
- Tên, địa chỉ người bán & người mua
- Thông tin hàng hóa: mô tả, số lượng, đơn giá, số tiền
- Điều kiện cơ sở giao hàng
- Điều kiện thanh toán
- Cảng xếp, dỡ
- Tên tàu, số chuyến…
5. Phiếu Đóng Gói – Packing List:
Là bản lược khai tất cả hàng hóa trong một kiện hàng (thùng hàng, container…)
Công Dụng:
Packing list giúp cho việc kiểm đếm hàng hóa được thuận lợi hơn
Về cơ bản sẽ gồm những nội dung chính sau:
- Số & ngày lập hóa đơn (thường người ta không hay dùng số Packing List)
- Tên, địa chỉ người bán & người mua
- Cảng xếp, dỡTên tàu, số chuyến…Thông tin hàng hóa: mô tả, số lượng, trọng lượng, số kiện, thể tích
- Nguồn Sưu Tầm
Tin tức liên quan
Hỗ trợ
Trong quá trình cài đặt hoặc sử dụng gặp vấn đề gì cần hỗ trợ hãy liên hệ (hỗ trợ miễn phí)
- Support:0938.525.991 (Mr.Long)
- Support: 0906.976.709 (Mr.Quốc)
- Support:0931.136.810 (Mr.Trọng)
- Support: 0911.562.204 (Mr.Hải)
- Email: vzsoft2010@gmail.com
© Copyright 2012