Có vấn đề gì trong Báo cáo tài chính bán niên?

Đây là câu hỏi mà giới đầu tư trên thị trường tài chính sẽ phải tự trả lời khi thời điểm công bố BCTC của các doanh nghiệp niêm yết sắp đến trong khi có quá nhiều vấn đề với BCTC năm 2016 và cả quý 1/2017 vừa qua.

1200x628 BCTC bán niêna

Khi tôi hỏi rằng “Vấn đề chính trong scandal gian lận kế toán của Gỗ Trường Thành là gì?”, có lẽ, tất cả mọi người đều trả lời rằng “khai khống Hàng tồn kho”. Nhưng thực gốc của vấn đề trong tình huống Gỗ Trường Thành (TTF) lại không phải là Hàng tồn kho. Vậy vấn đề chính là gì? Đã phát sinh từ bao giờ? Đấy là những khúc mắc mà thị trường phải tự trả lời khi ngày càng phải đối mặt với những “gian lận” tài chính lớn trên thị trường chứng khoán phi lý trí.

Sau năm 2016, cả thị trường dường như đã nhận ra rằng nhà đầu tư chỉ bị “cháy tài khoản” khi có những gian lận tài chính bị phanh phui. Sự kiện Gỗ Trường Thành bị “tố” khai khống 1.000 tỷ hàng tồn kho không có thật và Cổ đông Tân Liên Phát quyết định không chuyển đổi trái phiếu thành cổ phiếu vì lý do trên đã khiến giá cổ phiếu TTF tụt dốc không phanh. Rất nhiều nhà đầu tư đã “kẹp hàng” không thể cắt lỗ và đành chịu nhìn tài khoản của mình vơi đi hàng ngày mà không có cách gì xử lý được.

Nhà đầu tư cần làm gì?

“Lướt sóng” thì vẫn phải tránh được những cơn địa chấn có tâm chấn từ gian lận BCTC.

Vấn đề là làm thế nào có thể phát hiện được những tâm chấn này mà tránh?

Chỉ riêng quý 1/2017, xu thế mới về các “thủ thuật” bóp méo số liệu lợi nhuận và BCTC đã “tiến hoá” mạnh mẽ và được rất nhiều công ty áp dụng. Vậy xu thế đó là gì? Liệu BCTC quý 2/2017 có tiếp diễn. Đấy là những câu hỏi đang gây rất nhiều tranh cãi trên thị trường.

Thế còn ngân hàng thì sao?

Sự việc 7 ngân hàng tranh nhau một cái kho đã đi vào “truyền thuyết” ngành ngân hàng. Nhưng thực tế cho thấy việc yếu kém trong đánh giá BCTC khi cho vay của bộ phận thẩm định đã góp phần quan trọng vào tỷ lệ nợ xấu cao trong ngành ngân hàng như hiện nay. Các ngân hàng không hiểu tại sao toàn bộ hàng tồn kho trị giá gần 350 tỷ của NTACO (mã ATA) biến mất sau một đêm? Bởi lý do đơn giản là số hàng tồn kho này chưa bao giờ có thật như nó được ghi nhận trên BCTC cả.

Phương pháp phát hiện gian lận BCTC luôn là thách thức lớn đối với bất kỳ chuyên gia nào trong lĩnh vực phân tích tài chính, ngân hàng tín dụng, và kế toán, kiểm toán.

  • Làm thế nào để nhà đầu tư, chuyên gia phân tích tài chính có thể biết được rằng lợi nhuận công bố trên báo cáo kết quả kinh doanh là trung thực và bền vững? tài sản trên bảng cân đối kế toán là có thật và mang lại lợi ích kinh tế trong tương lai?
  • Làm thế nào các chuyên gia tín dụng ngân hàng có thể hiểu thực sự tình hình tài chính và hiệu quả kinh doanh của doanh nghiệp thông qua BCTC? để ra quyết định tài trợ quan trọng.
  • Làm thế nào các kiểm toán viên có thể tiếp cận thật sâu BCTC để có thể ngăn ngừa và hạn chế rủi ro kiểm toán và đưa ra những ý kiến kiểm toán xác đáng?
  • Làm thế nào tất cả những dấu hiệu bất thường trên BCTC sẽ được phơi bày?
  • Làm thế nào những người thành viên HĐQT và Ban Kiểm soát công ty có thể phát hiện và ngăn ngừa những gian lận của thuộc cấp trong BCTC?

Những vấn đề đằng sau những con số (Behind the Numbers) trình bày trên BCTC cần được hiểu rõ và đánh giá tác động đến những câu trả lời cho các câu hỏi trên.

 

Nguồn kiemtoan.com.vn

Tin tức liên quan