7 QUAN ĐIỂM DÙNG NGƯỜI HAY NHẤT MỌI THỜI ĐẠI

QUAN ĐIỂM 1: Trọng hiền tài
“Tri năng bất cử tắc vi năng – Biết có tài mà không dùng sẽ mất người tài
Tri ác bất truất tắc vi họa – Biết người ác mà không loại bỏ sẽ gặp họa
Đế vương chi thiện, mạc đại vu chi nhân – Cái thiện của Đế vương, không gì lớn hơn sự biết người
Tri hiền bất dụng quốc bất tường – Biết có hiền tài mà không dùng quốc gia sẽ không may”.

QUAN ĐIỂM 2: Dao mổ trâu có thể giết bò, đừng cắt tiết gà là được!
Dùng người phải đúng việc, đúng thời cơ, đúng vị trí, đúng môi trường hoàn cảnh, và tránh những sai lầm sau đây:
- Không để “chỗ trống” chờ đợi nhân tài;
- Quá nương tựa và tin tưởng một cách thái quá vào nhân tài;
- Đố kỵ nhân tài;
- Quá cầu toàn ở nhân tài;
- Thiếu hiểu biết trong việc bố trí, bổ dụng nhân tài…

QUAN ĐIỂM 3: Phương thức hiểu người của Trang Tử
Trang Tử được coi là một trong những “cao nhân” trong việc “biết” người. Thuật hiểu người trong “Đạo lý Trang Tử” ghi:
- Cho đi xa để xem lòng Trung
- Cho ở gần để xem sự Cung kính
- Sử dụng trong khó khăn để xem Khả năng
- Hỏi trong gấp gáp để xem Trí tuệ
- Khẩn cấp về thời gian để xem chữ Tín
- Giao cho tiền tài để xem Nhân
- Qua nguy khốn để xem Khí tiết
- Cho uống rượu say để xem Thái độ
- Cho xử lý phức tạp để xem Sắc thái
- Xem tốt xấu mà biết sở trường sở đoản
- Xem sự giao du để biết hiền tài
- Quan sát biểu hiện để tìm cái đẹp bên trong
- “Trăm nghe không bằng một thấy”
- Giám định thành quả
- Trắc nghiệm ý dân (người xung quanh).

QUAN ĐIỂM 4: Đặc trưng nhân tài Kinh tế theo quan điểm của Ladry Willjition (Mỹ):
- Có thói quen nỗ lực làm việc
- Có khả năng nhận dạng vấn đề và biến đổi vấn đề cho phù hợp, thích ứng
- Có năng lực ứng phó tình hình, có những kiến giải độc đáo riêng
- Có tài chỉ huy
- Lấy lợi ích tổng thể vứt bỏ lợi ích cá nhân
- Có khả năng giao tiếp, thuyết phục
- Làm chủ bản thân

QUAN ĐIỂM 5:
10 tiêu chuẩn đạo đức của người Nhật:
- Có cảm nhận sứ mạng
- Có cảm nhận trách nhiệm
- Có Niềm tin
- Tính tích cực
- Trung thành, thật thà
- Chí tiến thủ
- Tính nhẫn lại
- Công bằng
- Nhiệt tình
- Dũng khí
10 Tiêu chuẩn năng lực của Nhật Bản:
- Năng lực tư duy
- Quyết đoán
- Quy hoạch
- Phán đoán
- Sáng tạo
- Quan sát
- Thuyết phục, lý giải
- Giải quyết vấn đề
- Bồi dưỡng cấp dưới
- Tập hợp tính tích cực.

QUAN ĐIỂM 6: 6 tiêu chuẩn để định vị và tuyển chọn nhân tài ngày nay
1. Có chí lớn. Có chí lớn thì mới có thành tựu đột phá. Người có tài bao giờ cũng không ngừng vươn tới đỉnh cao, không bao giờ dừng lại, hài lòng và thỏa mãn với chính mình.
2.Nếu có nhiều người tìm đến để tham khảo ý kiến và mong anh ta giúp đỡ thì chứng tỏ anh ta có khả năng giải quyết vấn đề và được nể trọng.
3. Ra quyết định kịp thời, đúng đắn, tư duy chuyển biến nhanh nhạy và biết thuyết phục người khác.
4. Có năng lực độc lập giải quyết vấn đề.
5. Có mức độ nắm bắt, học hỏi và tiến bộ nhanh hơn người khác.
6. Có can đảm chịu trách nhiệm.

QUAN ĐIỂM 7: Dùng người cần biết sắp xếp phối hợp mới tạo nên hiệu quả lớn
1. Sắp xếp nhân tài phải có được sự bổ sung, tương hỗ:
- Trong đội hình nhân sự phải có sự bổ sung lẫn nhau giữa các thành viên về tài năng, tri thức, tính cách, độ tuổi từ đó sẽ tối ưu hóa cả tập thể nhân tài.
- Nắm được quy luật về bổ sung cá tính giữa các nhân tài.
2. Tối kỵ việc bố trí đội hình có nhiều “hạt nhân” hoặc không có “hạt nhân” nào.
- Lắm hạt nhân rất dễ xảy ra “nội chiến”, như rắn có nhiều đầu, mỗi đầu đi một hướng khác nhau
- Không có hạt nhân thì cả đội hình sẽ rời rạc như rắn không đầu.
3. Bố trí đội hình phải tính đa dạng nhưng tổng thể vẫn thống nhất
Mỗi người có thể phát huy thế mạnh của mình, mọi người cùng chung chí hướng và phải có tính hiệp đồng mới có hiệu quả cao.


- Theo Người Lãnh Đạo-