Chuỗi cung ứng, cái tên mang vẻ mỹ miều của hoạt động phân phối, cung cấp hàng hóa mà được con người trên cả trái đất này vẫn làm bao đời nay. Ai cũng có thể hiểu, có thể biết được hoạt động này thế nhưng lại có mấy ai hiểu được  chính xác cái bản chất, cái định nghĩa thực sự của chuỗi cung ứng, liệu nó có đơn giản như những gì chúng ta đã và đang nghĩ tới hay không. Thực tế, ngay cả mình cũng không dám khẳng định 100% những gì mình nói tiếp theo là hoàn toàn chính xác cho cái định nghĩa ấy, nhưng khi đã trải qua một quá trình học hỏi cũng như đúc kết kinh nghiệm, có thể nói, đây là một định nghĩa về chuỗi cung ứng mà mình cho là chính xác nhất.

Khái niệm về Chuỗi cung ứng:

Chuỗi cung ứng là sự tích hợp các quy trình cung ứng, sản xuất, phân phối và những yêu cầu, dự đoán, thu mua nguyên vật liệu, thực hiện đơn hàng, xác định vị trí kho lưu trữ, hoàn thành đơn hàng và thậm chí cả dịch vụ vận tải, giao nhận… để phân phối hàng hóa, nguyên vật liệu từ khi bắt đầu thu mua, sản xuất cho đến tay người dùng cuối cùng.

Vai trò:

  • Nắm bắt, quản lý các hoạt động cần thiết cho việc điều phối lưu lượng sản phẩm và dịch vụ nhằm phục vụ khách hàng cuối cùng được tốt nhất
  • Cải tiến hiệu quả hoạt động của tổ chức
  • Gia tăng thị phần
  • Đáp ứng chiến lược kinh doanh của doanh nghiệp
  • Đáp ứng nhu cầu và cách thức cạnh tranh của doanh nghiệp

Các hoạt động trong chuỗi cung ứng:

 

  1. Hoạch định:

Quy trình này bao gồm tất cả các công đoạn cần thiết liên qaun đến việc lên kế hoạch và tổ chức hoạt động cho ba quy trình còn lại.

Trong hoạch định chúng ta cần lưu ý đến ba hoạt động:

  • Dự báo lượng cầu: Xác định rõ lượng nhu cầu của người tiêu dùng trên thị trường để tỗ chúc sản xuất cho phù hợp, tránh trường hợp dư thừa và tồn kho quá mức
  • Định giá sản phẩm: Giá cả là một nhân tố quan trọng đối với doanh nghiệp nói chung và người tiêu dùng nói riêng, sản phẩm có mang tính cạnh tranh cao hay không tùy thuộc vào yếu tố này nên doanh nghiệp cần xem xét và quyết định giá cho phù hợp.
  • Quản lý lưu kho: Việc này nhằm mục địch quản lý mức độ quản lý mức độ và số lương hàng tồn kho của doanh nghiệp. Mục tiêu chính của hoạt động này là làm giảm chi phí cho vệc lưu kho xuống mức tối thiểu, loại bỏ chi phí thừa trong giá thành sản phẩm cuối cùng.
  1. Tìm kiếm nguồn hàng:

Mục đích của hoạt động này nhằm giúp cho doanh nghiệp có thể so sánh được điểm mạnh hoặc điểm yếu của các nhà cung cấp khác nhau, từ đó làm cơ sở để chọn ra nhà cung cấp hoàn hảo nhất cho doanh nghiệp của mình.

Trong việc tìm kiếm nguồn hàng, có 2 hoạt động chính cần lưu ý:

  • Thu mua
  • Bán chịu
  1. Sản xuất:

Có thể nói đây là hoạt động quan trọng nhất trong toàn bộ chuỗi cung ứng, nó là tinh hoa của hai công đoạn trước và là công đoạn “thật” giúp cho doanh nghiệp tạo ra lợi nhuận cho họ

Hoạt động sản xuất gồm 3 hoạt động chính:

  • Thiết kế sản phẩm: Đáp ứng mong muốn về đặc tính, tính chất (lý tính, hóa tính)… của sản phẩm đối vời nhu cầu cảu khách hàng
  • Lập quy trình sản xuất: Tính toán thời gian sản xuất sao cho phù hợp nhất để có thể đáp ứng kịp thời cho nhu cầu của khách hàng
  • Quản lý phương tiện
  1. Phân phối:

Sau khi trải qua các quá trình trên, cũng rất quan trọng, đó là quá trình phân phối sản phẩm, đưa sản phẩm này đến tay người tiêu dùng.

Các họat động phân phối bao gồm:

  • Quản lý đơn hàng: Quản lý đơn hàng của khách hàng về số lượng, thời gian, địa điểm… mà khách hàng cần
  • Lập lịch biểu giao hàng: Lập lịch giao hàng sao cho thuận tiện nhất có thể, đáp ứng nhu cầu khách hàng theo đúng thời gian qui định trong hợp đồng.
  • Quy trình trả hàng: Đối với những sản phẩm bị hư hỏng, công ty phải bố trí để chuyên chở những loại hàng đó về để tiến hành sửa chữa hoặc tiêu hủy nếu cần.